Cuối tuần trước các anh chị tổ chức đi dã ngoại tại rừng quốc gia Zombitse. Vì đi đông người nên có thể thuê cả một xe 16 chỗ đi mà không phải chờ taxi brousse. Vì chỗ tụi con ở xa nên đi lại cũng hơi bất tiện. Taxi brousse như con đã kể là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân Malagasy. Từ xe thồ đi đến các làng nhỏ như chỗ con ở, đến xe 16 chỗ đi tỉnh lớn hơn hoặc xe khách lớn hơn nữa đi đến các thành phố khác. Hành lý đều chất hết lên nóc.
Để có thêm nhiều thời gian đi rừng ngày chủ nhật, tụi con lên thành phố Tulear trước ngủ lại để sáng hôm sau lên đường sớm.Tầm trưa thứ 7 đã lên Tulear rồi. Mọi người cùng nhau đi mua đồ ăn sáng và trưa cho ngày hôm sau. Có thêm 3 bạn từ tổ chức Honku, làm ở rừng ngập mặn cách Reefdoctor không xa lắm cũng tham gia chuyến đi. Con cũng đã có thời gian gặp gỡ với các bạn ở tiệc BBQ lần trước. Chiều tối, nhân tiện chia tay một chị sinh viên thực tập về nước, các bạn rủ nhau ra nhà hàng ăn một bữa ăn ngon rồi về nghỉ ngơi.
Vì tiết kiệm tiền đi xe nên bảy đứa chui hết vào một phòng cho năm người. Nói chung khá là đông. Con xin thêm nệm ngủ dưới đất.
4h sáng đã phải lục đục dậy để chuẩn bị nửa tiếng sau khởi hành. Mọi người ai nấy vẫn còn đang ngái ngủ, trả tiền khách sạn xong xuôi thì lên đường.
Trời vẫn còn tối, cửa sổ mở để gió lạnh thổi vào. Xe bắt đầu chạy theo con đường quốc lộ RN7. Bên ngoài tối như mực, không một ánh đèn, chỉ có một bầu trời phủ đầy sao lấp lánh. Xe vẫn cứ tiếp tục băng băng trong màn đêm, qua mấy trạm kiểm soát. Vài nơi đâu đó dọc đường có ánh sáng mập mờ và mùi hương của củi đốt cháy trước những ngôi nhà lá.
Từ từ rồi mặt trời cũng ló mặt. Quang cảnh xung quanh bắt đầu hiện rõ lên hơn. Con đường quốc lộ RN7 khá nhỏ, cắt vào giữa vùng đất khô cằn của phía Nam Bắc Madagascar. Hai bên đường là một màu vàng, đất cát bao trùm, cây cối lưa thưa và nhiều nhất là loại cỏ cũng chung một màu vàng. Các loại thực vật ở đây đã học cách thích nghi với môi trường khắc nghiệt giữa thung lũng cát. Cây to thưa thớt, rải dọc hai bên. Có cây thì xanh, phủ mát một phấn đất, thường có ít ngôi nhà lá bao vây. Người dân Malagasy không chỉ dựa vào cây để trú mát mà họ còn tin vào linh hồn nằm trong cây. Vì thế khi đến Ifaty, Rina đã nói cho con biết rằng không nên đạp lên rễ cây của những cái cây to như là cây me, một điều "fady" trong phong tục ở đây. "Fady" là từ dùng để tả những điều xấu.
Xa xa khỏi vùng cát khô là những dãy núi đá vàng đang mòn theo thời gian với đỉnh phẳng như mặt bàn. Đặc trưng ở phía Nam là cây baobab, một loại cây có thân to và cao nhưng thường không có nhiều lá nên dân cư thường không chọn loại cây này để xây dựng làng.
Sau gần 2 tiếng đồng hồ, xe dừng lại giữa con đường quốc lộ RN7. Hai bên cây xanh rậm rạp, tụi con đang nằm giữa khu rừng quốc gia Zombitse. Tại đây, một anh thanh niên người Malagasy sẽ dẫn đường vào thăm quan rừng cho cả nhóm.
Rừng Zombitse được bảo vệ vì vào đây người ta sẽ thấy rừng xanh chuyển thành rừng khô. Cánh rừng vẫn còn khá là hoang sơ mặc dù đã có những lối đi đã được phá cho du khách tham quan. Tất cả đều im lặng để chờ xem lemurs.
Lemurs là con vật biểu tượng quốc gia của Madagscar. Cả nước có rất nhiều loại lemurs khác nhau. Vào rừng khoảng 20 phút, tụi con đã thấy chúng đu từ cành cây này đến cành cây kia. Lemurs giống như khỉ vậy. Sống ở trên cây, có đuôi dài, mắt to có vành đen và tùy vào loài mà có màu lông khác nhau. Loài mà con thấy lúc này có màu trắng buốt từ đầu đến chân.
Đi sâu thêm thì bắt gặp nhiều loại vật khác như con tắc kè đổi màu giả dạng trên cây, con thằn lằn xanh mướt và nhiều loài chim nữa. Càng đi sâu càng thấy thú vị theo anh thanh niên Malagasy tìm kiếm những loài động vật khác nhau. Gần đến vòng ngoài của cánh rừng thì những cây baobab to lớn xuất hiện cùng với những loại cây đặc trưng của vùng đất khô. Có những cây baobab đã gần 700 năm tuổi, có cây thì đến 1000 năm. Thân cây cao và to với ít cành ở trên, trông rất lạ.
Mãi một lúc sau lại vòng về đường quốc lộ RN7. Cả đám ăn picnic và quyết định đi thêm một vòng khác ở phía bên phải con đường vẫn chưa đi. Trên đồi ở đây, có một căn nhà nhỏ triển lãm về khu bảo tồn Zombitse. Con phát hiện ra có một con thằn lằn xanh tưởng lầm, trèo cây vẽ trên một bức tường. Buồn cười lắm! (Có wifi con sẽ gửi hình nhé)
Đường về lại Ifaty khá dài, sau khi nghỉ chân ở Tulear, xe chở tụi con hỏng giữa đường. Thế là phải chờ nửa tiếng cho tài xế sửa xe (chuyện thường ngày ở đây!) Chặng đường còn lại đi qua cách rừng ngập mặn trước bầu trời đỏ rực, vô cùng lộng lẫy. Thế là kết thúc một ngày dài.
Bí
Sunday, July 27, 2014
Sunday, July 20, 2014
20/7/2014 Chuồng sâu biển - Sea Cucumber fence
Gửi bố mẹ,
Lại thêm một tuần nữa, con bắt đầu thích nghi hơn với cuộc sống ở đây mặc dù vẫn chưa nói được nhiều tiếng Malagasy.
Hôm thứ 5, con đi giúp xây dựng một trại nuôi sâu biển ở cách làng Ifaty khoảng 40' đi bộ. Đây là một trong những kế hoạch giúp cho ngư dân ở vùng này kiếm sống. Sâu biển là một động vật có thể tả giống như cái "máy hút bụi" của biển vậy. Chúng lọc sạch đáy biển, tái chế chất thải cho những sinh vật khác sinh sống, rất quan trọng trong hệ sinh thái của san hô.
Vì chưa bao giờ nhìn thấy cách làm trại nuôi sâu biển nên con đi theo và hỏi Jivan nhiều thứ. Jivan là sinh viên bản địa, đang học ở Đại học Tulear. Người Malagasy không ăn sâu biển nhưng họ bắt về đem bán cho các công ty xuất khẩu đến các nước Đông nam á, nhiều nhất là Trung Quốc và Đài Loan.
Vì bắt quá nhiều nên số lượng sâu biển của cả vùng đã giảm đi rất nhiều. REEFDOCTOR muốn thử giúp nuôi lại sâu biển.
Làng Ifaty chỗ con ở không thể làm trại nuôi được vì hôm trước con đi ra giúp thì các anh phát hiện ra ở đây có hơn 80% rong biển, không phù hợp cho sâu biển sinh sống. Sau đó hai ngày, quyết định mới sẽ làm ở làng kế bên, làng Abolombo cách Ifaty 40 phút đi bộ.
Theo thông lệ ở đây thì mọi việc đều phải thông báo và được sử chấp thuận của Trưởng làng. Từ sáng sớm Jivan đã phải đi gặp trưởng làng để xin phép. Đến trưa thì tụi con bắt đầu lên đường, đi qua một cánh rừng khô và dọc ven biển của Ifaty. Quan trọng là phải làm kịp trong lúc thủy triều thấp.
Đến nơi, tụi con vào nhà của trưởng làng xin phép gửi ba lô và giày dép rồi thẳng ra biển. Thủy triều xuống là lúc mà dân làng ra biển nhặt ốc sò, nếu may mắn thì bắt được cả cá hoặc mực về để ăn. Thường thì phụ nữ và trẻ em làm công việc này. Họ cầm theo những cái xô và những cái cây đã vuốt nhọn để nhặt những gì bị vướng lại khi thủy triều rút. Đối với mấy đứa nhỏ, bãi biển giống như một sân chơi vậy. Tụi con đi theo Jivan và một người dân địa phương để tìm miếng đất phù hợp cho sâu biển.
Bãi biển của vùng này phần lớn là bùn trộn với cát nên có chỗ nước thấp, có chỗ nước cao. Khi đi ra thì có khi nước lên qua đầu gối, có chỗ chân lún hẳn vào bùn và có chỗ thì nước chỉ lên đến đầu gối mà thôi. Sau khi Jivan quyết định chỗ làm thì mọi người bắt đầu đo chiều dài, đóng cọc và đào đất.
Cọc đóng thành một hình 6m2. Phải đào đất xung quanh miếng đất vì lưới bọc xung quanh cần phải đặt sâu xuống. Sâu biển ban ngày đào xuống lòng đất, ban đêm mới đi lên. Mất cả tiếng đồng hồ do đất bùn đào xong lại bị nước biển đẩy lại, nhưng mọi người chung sức cố gắng nen cuối cùng cũng làm xong.
Trong lúc làm có mấy đứa bé tò mò đến xem, nói gì đó con không hiểu lắm. Mẹ chúng bắt được một con cá tích điện thế là mấy đứa nhóc chọc một cái cây vào con cá, treo lủng lẳng và nghịch với nó, cười sặc sụa.
Sau một tiếng đồng hồ, cái chuồng sâu biển đã hoàn thành chỉ chờ thứ 7 cô Emma sẽ mua sâu biển thả vào. Thủy triều bắt đầu kéo lên lại, trong phút chốc đã ngộp lấy thành quả của tụi con. Mọi người bắt đầu lội nước trở lại bờ. Con đi theo Jivan và vì thế hỏi được thêm vài thứ. Dân địa phương không ăn sâu biển mà chỉ bắt về cho công ty xuất khẩu của Đài Loan/TQ. Số lượng sâu biển ở đây đã hoàn toàn bị cạn kiệt vì thế chuồng trồng sâu biển thử nghiệm ở đây có lẽ sẽ không bị ảnh hưởng.
Cuối tuần này con cùng các bạn đi đến rừng quốc gia Zombitse. Về con sẽ kể chuyện tiếp nhé!
Nhớ viết mail cho con nhé!
Bí
Lại thêm một tuần nữa, con bắt đầu thích nghi hơn với cuộc sống ở đây mặc dù vẫn chưa nói được nhiều tiếng Malagasy.
Hôm thứ 5, con đi giúp xây dựng một trại nuôi sâu biển ở cách làng Ifaty khoảng 40' đi bộ. Đây là một trong những kế hoạch giúp cho ngư dân ở vùng này kiếm sống. Sâu biển là một động vật có thể tả giống như cái "máy hút bụi" của biển vậy. Chúng lọc sạch đáy biển, tái chế chất thải cho những sinh vật khác sinh sống, rất quan trọng trong hệ sinh thái của san hô.
Vì chưa bao giờ nhìn thấy cách làm trại nuôi sâu biển nên con đi theo và hỏi Jivan nhiều thứ. Jivan là sinh viên bản địa, đang học ở Đại học Tulear. Người Malagasy không ăn sâu biển nhưng họ bắt về đem bán cho các công ty xuất khẩu đến các nước Đông nam á, nhiều nhất là Trung Quốc và Đài Loan.
Vì bắt quá nhiều nên số lượng sâu biển của cả vùng đã giảm đi rất nhiều. REEFDOCTOR muốn thử giúp nuôi lại sâu biển.
Làng Ifaty chỗ con ở không thể làm trại nuôi được vì hôm trước con đi ra giúp thì các anh phát hiện ra ở đây có hơn 80% rong biển, không phù hợp cho sâu biển sinh sống. Sau đó hai ngày, quyết định mới sẽ làm ở làng kế bên, làng Abolombo cách Ifaty 40 phút đi bộ.
Theo thông lệ ở đây thì mọi việc đều phải thông báo và được sử chấp thuận của Trưởng làng. Từ sáng sớm Jivan đã phải đi gặp trưởng làng để xin phép. Đến trưa thì tụi con bắt đầu lên đường, đi qua một cánh rừng khô và dọc ven biển của Ifaty. Quan trọng là phải làm kịp trong lúc thủy triều thấp.
Đến nơi, tụi con vào nhà của trưởng làng xin phép gửi ba lô và giày dép rồi thẳng ra biển. Thủy triều xuống là lúc mà dân làng ra biển nhặt ốc sò, nếu may mắn thì bắt được cả cá hoặc mực về để ăn. Thường thì phụ nữ và trẻ em làm công việc này. Họ cầm theo những cái xô và những cái cây đã vuốt nhọn để nhặt những gì bị vướng lại khi thủy triều rút. Đối với mấy đứa nhỏ, bãi biển giống như một sân chơi vậy. Tụi con đi theo Jivan và một người dân địa phương để tìm miếng đất phù hợp cho sâu biển.
Bãi biển của vùng này phần lớn là bùn trộn với cát nên có chỗ nước thấp, có chỗ nước cao. Khi đi ra thì có khi nước lên qua đầu gối, có chỗ chân lún hẳn vào bùn và có chỗ thì nước chỉ lên đến đầu gối mà thôi. Sau khi Jivan quyết định chỗ làm thì mọi người bắt đầu đo chiều dài, đóng cọc và đào đất.
Cọc đóng thành một hình 6m2. Phải đào đất xung quanh miếng đất vì lưới bọc xung quanh cần phải đặt sâu xuống. Sâu biển ban ngày đào xuống lòng đất, ban đêm mới đi lên. Mất cả tiếng đồng hồ do đất bùn đào xong lại bị nước biển đẩy lại, nhưng mọi người chung sức cố gắng nen cuối cùng cũng làm xong.
Trong lúc làm có mấy đứa bé tò mò đến xem, nói gì đó con không hiểu lắm. Mẹ chúng bắt được một con cá tích điện thế là mấy đứa nhóc chọc một cái cây vào con cá, treo lủng lẳng và nghịch với nó, cười sặc sụa.
Sau một tiếng đồng hồ, cái chuồng sâu biển đã hoàn thành chỉ chờ thứ 7 cô Emma sẽ mua sâu biển thả vào. Thủy triều bắt đầu kéo lên lại, trong phút chốc đã ngộp lấy thành quả của tụi con. Mọi người bắt đầu lội nước trở lại bờ. Con đi theo Jivan và vì thế hỏi được thêm vài thứ. Dân địa phương không ăn sâu biển mà chỉ bắt về cho công ty xuất khẩu của Đài Loan/TQ. Số lượng sâu biển ở đây đã hoàn toàn bị cạn kiệt vì thế chuồng trồng sâu biển thử nghiệm ở đây có lẽ sẽ không bị ảnh hưởng.
Cuối tuần này con cùng các bạn đi đến rừng quốc gia Zombitse. Về con sẽ kể chuyện tiếp nhé!
Nhớ viết mail cho con nhé!
Bí
Tuesday, July 15, 2014
15/7/2014
Today was amazing. It was the first time I dive at the exterior.
We saw a gigantic grouper. Must have been 2m or sth.
Then i heard a noise which sounded like whales but i wasnt sure. I thought it was the boat engine. When we came up, Manjo took us to see the whales. We saw 2 humpback whales.
I went to help jilian and liva with their plan to build a sea cucumber farm?
11pm 15/7/2014
Gửi bố mẹ,
Bố mẹ biết không, ngày hôm qua là một ngày tuyệt vời. 7h sáng mọi người đã phải lục đục vừa thức vừa tỉnh để lên tàu ra điểm lặn ở "bức tường" san hô vì đi trễ thủy triều xuống thì lúc về sẽ phải kéo thuyền vào bờ. Mệt lắm! Thủy triều ở đây mà rút thì xa mấy cây số lận.
Đúng như tên gọi, "bức tường" san hô rất dài, bao bọc và che chở cho cả vùng Ifaty/Mangily. San hô ở đây khá cao và có rất nhiều loài cá khác nhau. Vừa bắt đầu xuống con đã bắt gặp một con cá to gần 2 mét bơi dọc theo tảng đá. Các anh chị làm ở đây lâu rồi cũng chưa nhìn thấy con cá lớn như thế.
Bơi tiếp một lúc con bắt đầu nghe thấy một tiếng kêu rất lạ. Con hỏi các anh chị không biết có phải lái tàu nổ máy gọi về tàu khẩn cấp không. Các anh chị cũng lắc đầu, đó không phải tín hiệu và mọi người bơi tiếp đến khi về tàu.
Lên mặt nước, trong khi mọi người chờ Manjo sắp xếp bình khí trên boong, thì mới phát hiện từ Manjo đó là tiếng reo của cá voi. Manjo làm lái tàu ở đây rất lâu rồi nên chỉ cần nhìn ra khơi là biết cá voi đang ở đâu. Thế là trong vòng nửa tiếng nữa, cùng với sự thành thạo của Manjo, tụi con ngồi trên thuyền chờ cá voi bơi lên mặt nước. Chắc con phải may mắn lắm vì sau đó con đã nhìn thấy không chỉ một mà là hai con cá voi. Trong vài giây phút ngắn ngủi con đã thấy cái đuôi đen to lớn của nó phất vào mặt nước biển và nhìn thấy chúng xịt nước lên trời. Đúng là những giây phút khó quên được.
Dĩ nhiên lúc về tụi con khoe khoang với đoàn tàu thứ 2 làm cho các bạn tức.
Hì hì thế thôi con đi học tiếp đây. Hôm nay vừa làm thực tập dưới nước, hơi bị khó. Cuối tuần này sẽ có kiểm tra để tuần sau bắt đầu thực tập dưới nước.
Bye bố mẹ nhá! Nho viết mail cho con nhé :)
Bí heo
We saw a gigantic grouper. Must have been 2m or sth.
Then i heard a noise which sounded like whales but i wasnt sure. I thought it was the boat engine. When we came up, Manjo took us to see the whales. We saw 2 humpback whales.
I went to help jilian and liva with their plan to build a sea cucumber farm?
11pm 15/7/2014
Gửi bố mẹ,
Bố mẹ biết không, ngày hôm qua là một ngày tuyệt vời. 7h sáng mọi người đã phải lục đục vừa thức vừa tỉnh để lên tàu ra điểm lặn ở "bức tường" san hô vì đi trễ thủy triều xuống thì lúc về sẽ phải kéo thuyền vào bờ. Mệt lắm! Thủy triều ở đây mà rút thì xa mấy cây số lận.
Đúng như tên gọi, "bức tường" san hô rất dài, bao bọc và che chở cho cả vùng Ifaty/Mangily. San hô ở đây khá cao và có rất nhiều loài cá khác nhau. Vừa bắt đầu xuống con đã bắt gặp một con cá to gần 2 mét bơi dọc theo tảng đá. Các anh chị làm ở đây lâu rồi cũng chưa nhìn thấy con cá lớn như thế.
Bơi tiếp một lúc con bắt đầu nghe thấy một tiếng kêu rất lạ. Con hỏi các anh chị không biết có phải lái tàu nổ máy gọi về tàu khẩn cấp không. Các anh chị cũng lắc đầu, đó không phải tín hiệu và mọi người bơi tiếp đến khi về tàu.
Lên mặt nước, trong khi mọi người chờ Manjo sắp xếp bình khí trên boong, thì mới phát hiện từ Manjo đó là tiếng reo của cá voi. Manjo làm lái tàu ở đây rất lâu rồi nên chỉ cần nhìn ra khơi là biết cá voi đang ở đâu. Thế là trong vòng nửa tiếng nữa, cùng với sự thành thạo của Manjo, tụi con ngồi trên thuyền chờ cá voi bơi lên mặt nước. Chắc con phải may mắn lắm vì sau đó con đã nhìn thấy không chỉ một mà là hai con cá voi. Trong vài giây phút ngắn ngủi con đã thấy cái đuôi đen to lớn của nó phất vào mặt nước biển và nhìn thấy chúng xịt nước lên trời. Đúng là những giây phút khó quên được.
Dĩ nhiên lúc về tụi con khoe khoang với đoàn tàu thứ 2 làm cho các bạn tức.
Hì hì thế thôi con đi học tiếp đây. Hôm nay vừa làm thực tập dưới nước, hơi bị khó. Cuối tuần này sẽ có kiểm tra để tuần sau bắt đầu thực tập dưới nước.
Bye bố mẹ nhá! Nho viết mail cho con nhé :)
Bí heo
Monday, July 14, 2014
14/7/2014
Tuần này, mấy lần lặn đầu tiên đều để con học nhận dạng các loài san hô, cá và các sinh vật biển khác nhau. Sau khi kiểm tra tuần tới, nếu tốt sẽ được đi theo và bắt đầu làm khảo sát. Con vẫn đang cố gắng học tiếng Malagasy và một ít tiếng pháp để giao tiếp.
Con vẫn chưa kể về mấy con chó ở trại đâu nhỉ? Fady là một chú chó lông xù. Ngày nào cũng ăn bữa sáng của con và luôn hộ tống tụi con mỗi lần đi vào làng, giống như nó muốn bảo vệ tụi con vậy. Shag thì khác, nó khá trầm tĩnh và vừa đẻ được 4 con chó con rất đáng yêu cách đây một tháng - Nala, Momo, Bandit và bé nhất là Runtal. Nhưng tuần này cả 4 đều bị bệnh. Nala đầu tiên, đến Bandit, cả hai đều hồi phục. Runtal đáng tiếc là quá yếu nên đã chết và bây giờ Momo lại bị bệnh 2 ngày nay vẫn chưa bình phục. Các bạn đang cố gắng tìm một mái ấm mới cho chúng.
À, thứ 6 vừa rồi là lễ tốt nghiệp cho các em nhỏ học tiếng Anh với Rina. Rina là nhân viên ở đây, dạy con tiếng Malagasy và là người quản lý câu lạc bộ trẻ em của Reef Doctor. Cả làng Ifaty có khoảng 30 em đang học tiểu học và lớp tiếng Anh này là miễn phí. Con và các bạn chuẩn bị ít bánh kẹo cho các em để chúc mừng. Dù hiện tại con hiểu rất ít tiếng Malagasy nhưng nhìn thấy các em nhận được kết quả tốt nên đều rất vui. Mặt cười hớn hở sau khi nhận được huy chương. Sau đó mọi người đổ nhau ra chơi trên bãi cát.
Hôm đó, ấn tượng nhất đối với con là một em nhỏ khoảng 4 tuổi, đi theo chị đến lớp nhưng vì điếc nên rất nhút nhát. Khi các anh chị chơi, em không biết làm gì nhìn buồn lắm. Con dắt em theo và giúp em chạy và chơi theo các anh chị. Có lẽ vì em không thể nghe con nói nên con có thể dùng những cử chỉ giúp em hiểu rõ hơn thay vì cố gắng suy ra câu từ Malagasy mà con vẫn còn khá là vô dụng. Tuyệt vời nhất là cuối cùng thì em đã cười và tham gia trò chơi với một ít giúp đỡ từ con.
Tối thứ 7, mọi người cùng nhau tổ chức một bữa ăn BBQ để đón các bạn làm tình nguyện viên của tổ chức Honku, khảo sát ở rừng ngập mặn Isalo và chia tay vài học sinh của ReefDoctor hết kỳ về nước. Vì làng Ifaty không có nhiều tiệm tạp hóa nên kế hoạch BBQ phải lên trước cả một tuần để đặt mua thực phẩm trước, nhờ người lên thành phố Tulear mua gia vị và thuê loa nghe nhạc. Nói chung là mất khá nhiều công sức nhưng lại được một buổi tối tuyệt vời dưới ánh trăng tròn cùng những ngọn nến lung linh.
Hôm nay thì con và một vài bạn đi bộ đến Mangily để ăn trưa và dùng wifi. Wifi hỏng nên cuối cùng là ăn một bữa no nê và chơi rồi chiều về.
Rất buồn cười là các bạn ở đây luôn nói về thức ăn. Thật ra con thấy đầu bếp ở đây nấu ăn ngon nhưng vì thực phẩm có hạn nên đối với các bạn đồ ăn chia ra ít, không đủ cho các bạn no và hơi đạm bạc với lối sống phương tây. Thường ngày ăn cơm với hạt đậu và một ít rau. Một hai ngày trong tuần thì mọi người được ăn zebu (có nghĩa là bò) hoặc là cá. Con thì thấy không khác gì ở nhà. Nhưng chỉ được ăn 3 bữa nên các bạn không quen, thèm sô cô la và bánh snack. Có vẻ như tối nào cũng đến tiệm Jose để mua snack và bia.
Con vẫn chưa kể về mấy con chó ở trại đâu nhỉ? Fady là một chú chó lông xù. Ngày nào cũng ăn bữa sáng của con và luôn hộ tống tụi con mỗi lần đi vào làng, giống như nó muốn bảo vệ tụi con vậy. Shag thì khác, nó khá trầm tĩnh và vừa đẻ được 4 con chó con rất đáng yêu cách đây một tháng - Nala, Momo, Bandit và bé nhất là Runtal. Nhưng tuần này cả 4 đều bị bệnh. Nala đầu tiên, đến Bandit, cả hai đều hồi phục. Runtal đáng tiếc là quá yếu nên đã chết và bây giờ Momo lại bị bệnh 2 ngày nay vẫn chưa bình phục. Các bạn đang cố gắng tìm một mái ấm mới cho chúng.
À, thứ 6 vừa rồi là lễ tốt nghiệp cho các em nhỏ học tiếng Anh với Rina. Rina là nhân viên ở đây, dạy con tiếng Malagasy và là người quản lý câu lạc bộ trẻ em của Reef Doctor. Cả làng Ifaty có khoảng 30 em đang học tiểu học và lớp tiếng Anh này là miễn phí. Con và các bạn chuẩn bị ít bánh kẹo cho các em để chúc mừng. Dù hiện tại con hiểu rất ít tiếng Malagasy nhưng nhìn thấy các em nhận được kết quả tốt nên đều rất vui. Mặt cười hớn hở sau khi nhận được huy chương. Sau đó mọi người đổ nhau ra chơi trên bãi cát.
Hôm đó, ấn tượng nhất đối với con là một em nhỏ khoảng 4 tuổi, đi theo chị đến lớp nhưng vì điếc nên rất nhút nhát. Khi các anh chị chơi, em không biết làm gì nhìn buồn lắm. Con dắt em theo và giúp em chạy và chơi theo các anh chị. Có lẽ vì em không thể nghe con nói nên con có thể dùng những cử chỉ giúp em hiểu rõ hơn thay vì cố gắng suy ra câu từ Malagasy mà con vẫn còn khá là vô dụng. Tuyệt vời nhất là cuối cùng thì em đã cười và tham gia trò chơi với một ít giúp đỡ từ con.
Tối thứ 7, mọi người cùng nhau tổ chức một bữa ăn BBQ để đón các bạn làm tình nguyện viên của tổ chức Honku, khảo sát ở rừng ngập mặn Isalo và chia tay vài học sinh của ReefDoctor hết kỳ về nước. Vì làng Ifaty không có nhiều tiệm tạp hóa nên kế hoạch BBQ phải lên trước cả một tuần để đặt mua thực phẩm trước, nhờ người lên thành phố Tulear mua gia vị và thuê loa nghe nhạc. Nói chung là mất khá nhiều công sức nhưng lại được một buổi tối tuyệt vời dưới ánh trăng tròn cùng những ngọn nến lung linh.
Hôm nay thì con và một vài bạn đi bộ đến Mangily để ăn trưa và dùng wifi. Wifi hỏng nên cuối cùng là ăn một bữa no nê và chơi rồi chiều về.
Rất buồn cười là các bạn ở đây luôn nói về thức ăn. Thật ra con thấy đầu bếp ở đây nấu ăn ngon nhưng vì thực phẩm có hạn nên đối với các bạn đồ ăn chia ra ít, không đủ cho các bạn no và hơi đạm bạc với lối sống phương tây. Thường ngày ăn cơm với hạt đậu và một ít rau. Một hai ngày trong tuần thì mọi người được ăn zebu (có nghĩa là bò) hoặc là cá. Con thì thấy không khác gì ở nhà. Nhưng chỉ được ăn 3 bữa nên các bạn không quen, thèm sô cô la và bánh snack. Có vẻ như tối nào cũng đến tiệm Jose để mua snack và bia.
Thursday, July 10, 2014
10/7/2014
Gửi bố và mẹ,
Con viết thư chung gửi lại cho bố mẹ chắc bố mẹ không phiền đâu nhỉ?
Con có thể dùng 3G nhưng nhanh hết tiền dt. Internet có lẽ cuối tuần con vào cafe ở cách đây 40' thì sẽ ok. Bố mẹ thông cảm nhé, gửi hình thì phải chờ đến lúc đấy. Tối về con có thời gian ngồi viết mail cho bố mẹ nhưng mà toàn thấy mất cả tiếng mới viết xong nè. Con sẽ cố trả lời hết câu hỏi của bố mẹ.
Con biết bố mẹ lo lắng nên con sẽ kể kỹ càng hơn về công việc ở đây.
ReefDoctor có một số nghiên cứu đang được tiến hành. Chung chung thì tất cả đều nhắm tới bảo tồn môi trường biển của vùng biển trong mũi Ranobe phía Nam Bắc của Madagascar. Trong số đó gồm có khảo sát sinh vật của khu bảo tồn san hô Rose Garden và Gg.
Vì chưa có bài nghiên cứu nào xuất bản nói về phương pháp trồng lại san hô mà chỉ có những nơi trồng nhờ đầu tư riêng (thường do khách sạn cho khách du lịch) nên ở đây, cô Emma muốn tìm hiểu cách trồng thành công nhất để xuất bản giúp mọi người trồng lại san hô.
San hô là sinh vật biển không phải cây cỏ như nhiều người nghĩ. Sự phát triển của san hô rất dễ bị thay đổi - nhiệt độ tăng lên của nước biển, ánh nắng, lượng muối v.v
Con đã đi lặn ở VN nhiều lần và điều con nhận thấy rõ nhất là tác hại của con người lên đã phá hủy khá nhiều tảng san hô đã một lần tràn đầy sức sống. Nha Trang thu hút rất nhiều khách đi lặn và sai lầm lớn nhất là sự kém hiểu biết của thợ lặn Việt Nam. Lần đầu con đi lặn, con học từ công ty Vinadive, đã phát hiện các thợ lặn Việt không những sờ vào San hô mà còn bắt các con vật về để bán. Nhìn đơn sơ thì họ chỉ bắt vài con, cần tiền để sống nhưng mà những hành động tưởng chừng vô hại đó lấy mất đi sự cân bằng của môi trường sinh thái san hô. Ai đã từng học lặn đều biết, khi lặn không được làm ảnh hưởng đến sinh vật biển, không sờ đến chúng hay nhặt lấy bất cứ một vật nào. Đó là điều căn bản nhất của người lặn - vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ hệ sinh thái. Vấn đề thật sự không phải về một hai thợ lặn hay ngư dân mà là về số lượng người đánh bắt.
Nước Việt Nam mình vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra tìm hiểu và bảo tồn vùng biển. Đương nhiên là có những giáo sư tiến sĩ vẫn đang cố gắng nhưng có lẽ như thế vẫn chưa đủ. Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tất nhiên là quan trọng. Nhưng giả dụ như cái lưới đánh cả chẳng hạn, nhiều người dân đánh cá bằng lưới muỗi thay bằng lưới lỗ to để bắt được nhiều hơn. Họ không biết rằng như thế họ cũng bắt đi những loài ký sinh vật của biển mà cá dựa vào để ăn. Càng ngày cá sẽ càng ít đi. Hơn nữa các chất hóa học và rác đổ vào biển không xử lý có hại nghiêm trọng đến sinh thái biển và sức khỏe con người. Người dân sống ở vùng biển dựa vào biển, đánh bắt cá để kiếm sống nhưng quá lạm dụng biển, bắt quá nhiều một loài sẽ phá hủy nguồn thu nhập sau này. Cách duy nhất là tìm được nhiều nguồn thu nhập khác nhau, thay đổi theo mùa để các loại vật biển có cơ hội phát triển trở lại.
Phát triển ngành du lịch cũng thế. Số lượng người quá tải sẽ làm hỏng đi vẻ đẹp đó. Nếu Phú Quốc như mẹ nói cũng biến thành Nha Trang thì quả thật là đáng tiếc. Con tất nhiên là muốn được nhìn thấy vẻ đẹp đó nhưng nếu việc con làm góp phần phá hủy nó thì thôi con thà tránh xa. Chắc chắn Phú Quốc sẽ phát triển, nhiều nhất về ngành du lịch nhưng có lẽ nên tìm cách làm điều này mà không phá hủy vẻ đẹp căn bản đó.
Nói thì dễ làm mới khó. Đây là suy nghĩ của con thôi. Chính con cũng thấy điều này rất khó thực hiện được. Có lẽ giới trẻ tụi con có thể hiểu hơn về vấn đề này và cùng nhau làm nên sự thay đổi.
Cùng lúc nói về việc đi lặn, con cũng nói rõ hơn nhé. Đi lặn ở đây là để làm việc. Mỗi lần lặn đều có một mục đích giả sử như lặn để làm sạch san hô non v.v Tất cả mọi nguời đều có trách nhiệm với dụng cụ lặn và kiểm tra bính khí của mình nhưng trước khi đi xuống người đi cùng sẽ kiểm tra nhau. Lặn từ thuyền nên mọi người đều phải tự đeo bình lên thuyền đi đến điểm lặn. Người lái thuyền là dân địa phương nên biết rất rõ vùng này. Để trả lời câu hỏi của bố. Không bao giờ được đi lặn một mình, luôn có người bạn đi cùng đề phòng trường hợp có vấn đề. Ở đây không sâu hơn 30m nên không dùng dây, xác định vị trí nhờ compa. Hiện tại con đi lặn với nhóm người là sinh viên thực tập làm ở đây hơn 5 tháng rồi nên rất rành. Kế hoạch lặn đều dựa trên thời tiết, sóng và thủy triều. Nếu thời tiết xấu sẽ hủy bỏ lần lặn ở lại trại và dù có lên kế hoạch, nếu không muốn lặn sẽ không bắt buộc.
Con rất vui vì Taichi chăm chỉ và tự giác đòi đi học. Rèn luyện thể thao se giúp ích cho việc học vì nó sẽ giúp em tập trung hơn và có cái gì đó để khoe bạn bè.
Con tất nhiên sẽ nhận lấy lời khuyên của bố mẹ. Bố mẹ cũng giữ gìn sức khỏe nhé!
Bí
Con viết thư chung gửi lại cho bố mẹ chắc bố mẹ không phiền đâu nhỉ?
Con có thể dùng 3G nhưng nhanh hết tiền dt. Internet có lẽ cuối tuần con vào cafe ở cách đây 40' thì sẽ ok. Bố mẹ thông cảm nhé, gửi hình thì phải chờ đến lúc đấy. Tối về con có thời gian ngồi viết mail cho bố mẹ nhưng mà toàn thấy mất cả tiếng mới viết xong nè. Con sẽ cố trả lời hết câu hỏi của bố mẹ.
Con biết bố mẹ lo lắng nên con sẽ kể kỹ càng hơn về công việc ở đây.
ReefDoctor có một số nghiên cứu đang được tiến hành. Chung chung thì tất cả đều nhắm tới bảo tồn môi trường biển của vùng biển trong mũi Ranobe phía Nam Bắc của Madagascar. Trong số đó gồm có khảo sát sinh vật của khu bảo tồn san hô Rose Garden và Gg.
Vì chưa có bài nghiên cứu nào xuất bản nói về phương pháp trồng lại san hô mà chỉ có những nơi trồng nhờ đầu tư riêng (thường do khách sạn cho khách du lịch) nên ở đây, cô Emma muốn tìm hiểu cách trồng thành công nhất để xuất bản giúp mọi người trồng lại san hô.
San hô là sinh vật biển không phải cây cỏ như nhiều người nghĩ. Sự phát triển của san hô rất dễ bị thay đổi - nhiệt độ tăng lên của nước biển, ánh nắng, lượng muối v.v
Con đã đi lặn ở VN nhiều lần và điều con nhận thấy rõ nhất là tác hại của con người lên đã phá hủy khá nhiều tảng san hô đã một lần tràn đầy sức sống. Nha Trang thu hút rất nhiều khách đi lặn và sai lầm lớn nhất là sự kém hiểu biết của thợ lặn Việt Nam. Lần đầu con đi lặn, con học từ công ty Vinadive, đã phát hiện các thợ lặn Việt không những sờ vào San hô mà còn bắt các con vật về để bán. Nhìn đơn sơ thì họ chỉ bắt vài con, cần tiền để sống nhưng mà những hành động tưởng chừng vô hại đó lấy mất đi sự cân bằng của môi trường sinh thái san hô. Ai đã từng học lặn đều biết, khi lặn không được làm ảnh hưởng đến sinh vật biển, không sờ đến chúng hay nhặt lấy bất cứ một vật nào. Đó là điều căn bản nhất của người lặn - vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ hệ sinh thái. Vấn đề thật sự không phải về một hai thợ lặn hay ngư dân mà là về số lượng người đánh bắt.
Nước Việt Nam mình vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra tìm hiểu và bảo tồn vùng biển. Đương nhiên là có những giáo sư tiến sĩ vẫn đang cố gắng nhưng có lẽ như thế vẫn chưa đủ. Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tất nhiên là quan trọng. Nhưng giả dụ như cái lưới đánh cả chẳng hạn, nhiều người dân đánh cá bằng lưới muỗi thay bằng lưới lỗ to để bắt được nhiều hơn. Họ không biết rằng như thế họ cũng bắt đi những loài ký sinh vật của biển mà cá dựa vào để ăn. Càng ngày cá sẽ càng ít đi. Hơn nữa các chất hóa học và rác đổ vào biển không xử lý có hại nghiêm trọng đến sinh thái biển và sức khỏe con người. Người dân sống ở vùng biển dựa vào biển, đánh bắt cá để kiếm sống nhưng quá lạm dụng biển, bắt quá nhiều một loài sẽ phá hủy nguồn thu nhập sau này. Cách duy nhất là tìm được nhiều nguồn thu nhập khác nhau, thay đổi theo mùa để các loại vật biển có cơ hội phát triển trở lại.
Phát triển ngành du lịch cũng thế. Số lượng người quá tải sẽ làm hỏng đi vẻ đẹp đó. Nếu Phú Quốc như mẹ nói cũng biến thành Nha Trang thì quả thật là đáng tiếc. Con tất nhiên là muốn được nhìn thấy vẻ đẹp đó nhưng nếu việc con làm góp phần phá hủy nó thì thôi con thà tránh xa. Chắc chắn Phú Quốc sẽ phát triển, nhiều nhất về ngành du lịch nhưng có lẽ nên tìm cách làm điều này mà không phá hủy vẻ đẹp căn bản đó.
Nói thì dễ làm mới khó. Đây là suy nghĩ của con thôi. Chính con cũng thấy điều này rất khó thực hiện được. Có lẽ giới trẻ tụi con có thể hiểu hơn về vấn đề này và cùng nhau làm nên sự thay đổi.
Cùng lúc nói về việc đi lặn, con cũng nói rõ hơn nhé. Đi lặn ở đây là để làm việc. Mỗi lần lặn đều có một mục đích giả sử như lặn để làm sạch san hô non v.v Tất cả mọi nguời đều có trách nhiệm với dụng cụ lặn và kiểm tra bính khí của mình nhưng trước khi đi xuống người đi cùng sẽ kiểm tra nhau. Lặn từ thuyền nên mọi người đều phải tự đeo bình lên thuyền đi đến điểm lặn. Người lái thuyền là dân địa phương nên biết rất rõ vùng này. Để trả lời câu hỏi của bố. Không bao giờ được đi lặn một mình, luôn có người bạn đi cùng đề phòng trường hợp có vấn đề. Ở đây không sâu hơn 30m nên không dùng dây, xác định vị trí nhờ compa. Hiện tại con đi lặn với nhóm người là sinh viên thực tập làm ở đây hơn 5 tháng rồi nên rất rành. Kế hoạch lặn đều dựa trên thời tiết, sóng và thủy triều. Nếu thời tiết xấu sẽ hủy bỏ lần lặn ở lại trại và dù có lên kế hoạch, nếu không muốn lặn sẽ không bắt buộc.
Con rất vui vì Taichi chăm chỉ và tự giác đòi đi học. Rèn luyện thể thao se giúp ích cho việc học vì nó sẽ giúp em tập trung hơn và có cái gì đó để khoe bạn bè.
Con tất nhiên sẽ nhận lấy lời khuyên của bố mẹ. Bố mẹ cũng giữ gìn sức khỏe nhé!
Bí
10/7/2014 Letter to mum
Well it was bloody freezing.
No dive today.
Maggie gave me a lecture on survey technique.
------------------------
Wrote mum and dad a long email describing what I do in Madagascar.
9/7/2014
Gửi mẹ,
Cám ơn bố mẹ đã viết thư cho con.
Con đến thủ đô Tana vào tối thứ 7. Con và chị Nadine quyết định ở lại sân bay đến sáng chờ chuyến bay đến Tulear 6.30 sáng. Ngồi uống bia trong nhà hàng coi bóng đá đến khi họ đóng cửa thì đi.
Sáng hôm sau, đến Tulear, gặp chị Lauren, học sinh thực tập đến từ Úc, đón đưa vào thành phố Tulear. Tulear là một thành phố nhỏ, vẫn còn giữ lại không khá nhiều kiến trúc từ thời thuộc địa Pháp ngày xưa. Khu chợ có lẽ là nơi 'tấp nập' nhất ở đây nhưng người dân chỉ trao bán nhiều nhất là thức ăn như gà va rau củ quả. Lâu lâu lại có gặp vài ông lão bán những món đồ điêu khắc khá kỹ xảo.
Tulear vẫn chưa phải là nơi con đến làm. Từ Tulear đến làng Ifaty phải đi một chặng xe Taxi brousse. Xe khách này thường là một chiếc xe 16 chỗ khá cũ hoặc là một chiếc xe thồ nhỏ, thường thì quá tải vì chỉ có vài chuyến một ngày và hánh lý thì đều được buộc lên trên nóc. Đường đi vẫn còn thô xơ, đường đất và cát, một tiếng sau mới đến nơi. Madagascar đúng là một hòn đảo với nhiều môi trường sinh thái khác nhau - từ rừng nhiết đới đến rừng cát khô cằn.
Cả con và chị Nadine đều may mắn được ở phòng riêng. Nhà cửa rất đơn giản đúng cách sống ở quê. Mọi người đều ở nhà lá. Không có ống nước nên tất cả nước dùng tắm gội đều từ giếng, mỗi người dùng đều phải tự kéo lên. Chỉ có đánh răng rửa mặt thì dùng nước suối thôi.
ReefDoctor ở cạnh ngôi làng được gọi là Ifaty. Ngôi làng cũng khá nhỏ, đều là ngư dân sống phụ thuộc vào biển. Bắt cá để ăn chứ không mấy để bán. Dân ở đây được gọi là người Vezo. Thông thường người Malagsy biết nói tiếng pháp nhưng người Vezo nói tiếng bản địa nhiều hơn.
Dân làng đều ở nhà lá ven biển, xây gần nhau. Thuyền gỗ đánh cá được khắc ra từ thân cây úp đầy trên bãi cát. Chỉ có một trường học xây dựng nhờ ReefDoctor cho khoảng 30 em học. Nhờ ReefDoctor các em được dạy tiếng Anh và vui chơi trong câu lạc bộ sáng lập ra ở Reefdoctor.
Hoàng hôn ở đây đẹp lắm. Mọi người ăn cơm tối cùng nhau, cười đùa trong bóng chiều tà. Thật là rất thư giãn. Có vài anh chị làm ở đây là người Malagasy từ Đại học ở Tulear.
Buổi tối dù không có điện nhưng màn đêm với vạn nghìn vì sao quả là tuyệt vời. Ban đêm đọc sách bên ngọn nến cũng khá thú vị. Nói thế thôi chứ tối đi ngủ sớm lắm. Lâu lâu mọi người rủ nhau ra tạp hóa Jose mua vài thứ hoặc ngồi uống bia nói chuyện.
Mấy ngày hôm nay mới đến nên phải học từ từ căn bản về môi trường san hô và cách làm khảo sát sinh vật biển. Hôm qua lặn lần đầu tiên chỉ kiểm tra lại các kỹ năng cần thiết. Con đang bắt đầu đọc sách về các con san hô và các loài cá biển.
Câu chuyện tuyệt vời nhất hôm nay có lẽ là về hai chú rùa được dân làng cứu về. Cô Emma Gibbons là giáo sư sinh vật biển, người quản lý tất cả hoạt động của ReefDoctor ở Ifaty, đánh dấu chúng để phòng chúng bị bắt đi ăn thịt. Con được may mắn lên tàu để thả chúng ra khỏi Bay of Ranobe. Chú rùa con bế trên tay không ngừng ngọ nguậy hai bàn tay, giẫy giụa mong muốn được về biển. Vừa đặt phía trên mặt nước, chú đã bơi phóng đi mất. Nhanh thoăn thoắt, chỉ trong vòng vài giây chú đã biến mất. Ít nhất rùa đã về biển. Con chỉ mong chúng lại không vướng phải lưới thêm một lần nữa...
Thế thôi nhé! :) kể nhiều rồi bố mẹ đọc không hết.
Bí
No dive today.
Maggie gave me a lecture on survey technique.
------------------------
Wrote mum and dad a long email describing what I do in Madagascar.
9/7/2014
Gửi mẹ,
Cám ơn bố mẹ đã viết thư cho con.
Con đến thủ đô Tana vào tối thứ 7. Con và chị Nadine quyết định ở lại sân bay đến sáng chờ chuyến bay đến Tulear 6.30 sáng. Ngồi uống bia trong nhà hàng coi bóng đá đến khi họ đóng cửa thì đi.
Sáng hôm sau, đến Tulear, gặp chị Lauren, học sinh thực tập đến từ Úc, đón đưa vào thành phố Tulear. Tulear là một thành phố nhỏ, vẫn còn giữ lại không khá nhiều kiến trúc từ thời thuộc địa Pháp ngày xưa. Khu chợ có lẽ là nơi 'tấp nập' nhất ở đây nhưng người dân chỉ trao bán nhiều nhất là thức ăn như gà va rau củ quả. Lâu lâu lại có gặp vài ông lão bán những món đồ điêu khắc khá kỹ xảo.
Tulear vẫn chưa phải là nơi con đến làm. Từ Tulear đến làng Ifaty phải đi một chặng xe Taxi brousse. Xe khách này thường là một chiếc xe 16 chỗ khá cũ hoặc là một chiếc xe thồ nhỏ, thường thì quá tải vì chỉ có vài chuyến một ngày và hánh lý thì đều được buộc lên trên nóc. Đường đi vẫn còn thô xơ, đường đất và cát, một tiếng sau mới đến nơi. Madagascar đúng là một hòn đảo với nhiều môi trường sinh thái khác nhau - từ rừng nhiết đới đến rừng cát khô cằn.
Cả con và chị Nadine đều may mắn được ở phòng riêng. Nhà cửa rất đơn giản đúng cách sống ở quê. Mọi người đều ở nhà lá. Không có ống nước nên tất cả nước dùng tắm gội đều từ giếng, mỗi người dùng đều phải tự kéo lên. Chỉ có đánh răng rửa mặt thì dùng nước suối thôi.
ReefDoctor ở cạnh ngôi làng được gọi là Ifaty. Ngôi làng cũng khá nhỏ, đều là ngư dân sống phụ thuộc vào biển. Bắt cá để ăn chứ không mấy để bán. Dân ở đây được gọi là người Vezo. Thông thường người Malagsy biết nói tiếng pháp nhưng người Vezo nói tiếng bản địa nhiều hơn.
Dân làng đều ở nhà lá ven biển, xây gần nhau. Thuyền gỗ đánh cá được khắc ra từ thân cây úp đầy trên bãi cát. Chỉ có một trường học xây dựng nhờ ReefDoctor cho khoảng 30 em học. Nhờ ReefDoctor các em được dạy tiếng Anh và vui chơi trong câu lạc bộ sáng lập ra ở Reefdoctor.
Hoàng hôn ở đây đẹp lắm. Mọi người ăn cơm tối cùng nhau, cười đùa trong bóng chiều tà. Thật là rất thư giãn. Có vài anh chị làm ở đây là người Malagasy từ Đại học ở Tulear.
Buổi tối dù không có điện nhưng màn đêm với vạn nghìn vì sao quả là tuyệt vời. Ban đêm đọc sách bên ngọn nến cũng khá thú vị. Nói thế thôi chứ tối đi ngủ sớm lắm. Lâu lâu mọi người rủ nhau ra tạp hóa Jose mua vài thứ hoặc ngồi uống bia nói chuyện.
Mấy ngày hôm nay mới đến nên phải học từ từ căn bản về môi trường san hô và cách làm khảo sát sinh vật biển. Hôm qua lặn lần đầu tiên chỉ kiểm tra lại các kỹ năng cần thiết. Con đang bắt đầu đọc sách về các con san hô và các loài cá biển.
Câu chuyện tuyệt vời nhất hôm nay có lẽ là về hai chú rùa được dân làng cứu về. Cô Emma Gibbons là giáo sư sinh vật biển, người quản lý tất cả hoạt động của ReefDoctor ở Ifaty, đánh dấu chúng để phòng chúng bị bắt đi ăn thịt. Con được may mắn lên tàu để thả chúng ra khỏi Bay of Ranobe. Chú rùa con bế trên tay không ngừng ngọ nguậy hai bàn tay, giẫy giụa mong muốn được về biển. Vừa đặt phía trên mặt nước, chú đã bơi phóng đi mất. Nhanh thoăn thoắt, chỉ trong vòng vài giây chú đã biến mất. Ít nhất rùa đã về biển. Con chỉ mong chúng lại không vướng phải lưới thêm một lần nữa...
Thế thôi nhé! :) kể nhiều rồi bố mẹ đọc không hết.
Bí
Wednesday, July 9, 2014
9/9/2014
3am it looks like a storm out there. The wind has not stop blowing over my hut since the start of the night. I am scared to go out. Way too windy!
--------
I woke up early, had breakfast as pancake today and sat outside on the porch for it.
Meg gave us a lecture on Benthos, Fish ID and Invertebrates. It was long but nescessary because we are doing a point out today. Soon after we had to go get our kit ready for the dive at 10.30am. Carried our stuff out to the boat Fay as usual and push the boat out to sea.
The dive was at Rose Garden. I am starting to understand the stuff from the lecture. Pointed out several fishes that I have no clue about and not even in the survey. My suit was only 2.5m in such a windy cold weather...
Ended up helping the boatman scooping out water.
The usual stuff, clean our kit. I rushed to shower and then to a late lunch. Red beans and carrots but most were gone. Banana and peanut brittle. Yum yum!
The afternoon we had a meeting and then followed by a lecture from Beth on the Coral restoration project. All cool!
I was writing notes about corals then James came in and we had a talk about his uni career. He went to a uni near Bristol, did biological science. Spent his dissertation doing GIS to locate species. Self taught the whole program which is awesome then worked for a conservation for england place. Wanting to do conservation in the future or diving in remote places...
We had a volleyball practice. Fun! No rules. Just keep the ball moving.
Dinner after.
--------
I woke up early, had breakfast as pancake today and sat outside on the porch for it.
Meg gave us a lecture on Benthos, Fish ID and Invertebrates. It was long but nescessary because we are doing a point out today. Soon after we had to go get our kit ready for the dive at 10.30am. Carried our stuff out to the boat Fay as usual and push the boat out to sea.
The dive was at Rose Garden. I am starting to understand the stuff from the lecture. Pointed out several fishes that I have no clue about and not even in the survey. My suit was only 2.5m in such a windy cold weather...
Ended up helping the boatman scooping out water.
The usual stuff, clean our kit. I rushed to shower and then to a late lunch. Red beans and carrots but most were gone. Banana and peanut brittle. Yum yum!
The afternoon we had a meeting and then followed by a lecture from Beth on the Coral restoration project. All cool!
I was writing notes about corals then James came in and we had a talk about his uni career. He went to a uni near Bristol, did biological science. Spent his dissertation doing GIS to locate species. Self taught the whole program which is awesome then worked for a conservation for england place. Wanting to do conservation in the future or diving in remote places...
We had a volleyball practice. Fun! No rules. Just keep the ball moving.
Dinner after.
Tuesday, July 8, 2014
First dive in the water of Ranobe bay
It was not as cold as I was the first night. I woke up at 5am though, with nothing to do so I continued to write down daily log for myself.
Finally, Yani got up and I got up too. It was 6.30 am. Clean up and prepare for our first dive today.
Fatty the dog seems to like me and the puppy too. Fatty wanted my breakfast of plain bread roll so I gave him mine.
Scot the dive officer gave Nadine and I an introduction to ReefDoctor dive. Katie then did our briefing and I was handed over a BCD and an air tank. It was a scuba review for us both and we were scheduled to go at 9.30
Shortly after, we had to put our wetsuit on weight belt and the BCD. They were all very heavy. I was glad I was not that weak after stopping swimming for quite a bit already.
Anyhow, there was me, Nadine, Katie, Kate and Scot on the boat heading off to Rose Garden MPA.
I actually did the first roll backward from the boat today. We did several skills on the surface before descending. I was carrying about 5kg and clearly it was too heavy for me and I kept sinking so miserably. I had to take 2kg off. Everyone else seems to be wearing 6 or 7kg. Quite a lot I would say. Kate who was doing her PADI Advanced wore so many lead I dont even know how she managed to carry them.
I had a bit of a problem with bouyancy. I don't feel I was getting it right but may be I will in the future. No problem. We didnt get to do a tour around Rose Garden.
Headed back, all our gears have to be carried up to the Dive shop and rinse in fresh water. Everyone stripped off their wetsuit and rinsed the kit throughout. I had a shower and then rushed off to catch some lunch before they took it away.
Finally, Yani got up and I got up too. It was 6.30 am. Clean up and prepare for our first dive today.
Fatty the dog seems to like me and the puppy too. Fatty wanted my breakfast of plain bread roll so I gave him mine.
Scot the dive officer gave Nadine and I an introduction to ReefDoctor dive. Katie then did our briefing and I was handed over a BCD and an air tank. It was a scuba review for us both and we were scheduled to go at 9.30
Shortly after, we had to put our wetsuit on weight belt and the BCD. They were all very heavy. I was glad I was not that weak after stopping swimming for quite a bit already.
Anyhow, there was me, Nadine, Katie, Kate and Scot on the boat heading off to Rose Garden MPA.
I actually did the first roll backward from the boat today. We did several skills on the surface before descending. I was carrying about 5kg and clearly it was too heavy for me and I kept sinking so miserably. I had to take 2kg off. Everyone else seems to be wearing 6 or 7kg. Quite a lot I would say. Kate who was doing her PADI Advanced wore so many lead I dont even know how she managed to carry them.
I had a bit of a problem with bouyancy. I don't feel I was getting it right but may be I will in the future. No problem. We didnt get to do a tour around Rose Garden.
Headed back, all our gears have to be carried up to the Dive shop and rinse in fresh water. Everyone stripped off their wetsuit and rinsed the kit throughout. I had a shower and then rushed off to catch some lunch before they took it away.
Monday, July 7, 2014
Monday 7/7/2014
I think the biggest mistake I possibly made this trip is possibly being stupid and under-prepared for the cold of the night. I have 3 pairs of pants and 3 shirts. I left my fleece at Ms Stewart thinking I have over-packed.
Now I am cold and expect to wait till morning for any warm sunlight to heat my body up.
I slept well and had a breakfast of 3 bread rolls. There was jam but I don't eat jam ever so never-mind. Then I wasn't sure about the coffee so I skipped that.
Jasper Took Nadine and I through some ReefDoctor introduction ppt and tour of Ifaty. It is quite a big village I think. Lives are relatively traditional. People wear a mix of modern clothing and traditional cloth wrap dresses for women. Women also wear this yellow red paste on their faces which our guide explained to be a sort of suncream/moisturiser. They are very nice and friendly people who always smile and greeted Salama! The village has a school, built with help from Reefdoctor. The children get primary education here. Last night though, the playground became a cinema wih loud music. We walked by Jose and a few shops.
Around lunch time, just like in Saigon,Vietnam, it became too hot to do anything. People had lunch and then sat around the volunteer area to nap and sunbath. I tried to start noting down all the different type of corals. I want to try and learn all this stuff.
At 3pm, Rina took us through our first class of Malagasy. Very interesting and I am picking it up quite quickly. Rina is awesome! She is crazy, fun and so friendly.
Afterwards, Katie quickly tested me on the scuba review and we have dinner. It was a nice ratatouille vegetable despite how the other people dislike it. The only thing is, it was a small amount of vegetables but lots of noodles. Well, the meals for me so far have been rather tasty. I am used to eating rice anyway.
I met 2 local guys Jivan and Liva, they both came from University of Tulear and has been working for 3 months at ReefDoctor. We tried our best to communicate in English and I really like them.
Everybody, the interns and volunteers then all walked to Jose to have some beers and local food. Weirdly enough, the street food taste like Viet street food. I am still adjusting to the convo people are having because I am not so sure yet. Not my culture and all. I am catching up I guess.
Now I am cold and expect to wait till morning for any warm sunlight to heat my body up.
I slept well and had a breakfast of 3 bread rolls. There was jam but I don't eat jam ever so never-mind. Then I wasn't sure about the coffee so I skipped that.
Jasper Took Nadine and I through some ReefDoctor introduction ppt and tour of Ifaty. It is quite a big village I think. Lives are relatively traditional. People wear a mix of modern clothing and traditional cloth wrap dresses for women. Women also wear this yellow red paste on their faces which our guide explained to be a sort of suncream/moisturiser. They are very nice and friendly people who always smile and greeted Salama! The village has a school, built with help from Reefdoctor. The children get primary education here. Last night though, the playground became a cinema wih loud music. We walked by Jose and a few shops.
Around lunch time, just like in Saigon,Vietnam, it became too hot to do anything. People had lunch and then sat around the volunteer area to nap and sunbath. I tried to start noting down all the different type of corals. I want to try and learn all this stuff.
At 3pm, Rina took us through our first class of Malagasy. Very interesting and I am picking it up quite quickly. Rina is awesome! She is crazy, fun and so friendly.
Afterwards, Katie quickly tested me on the scuba review and we have dinner. It was a nice ratatouille vegetable despite how the other people dislike it. The only thing is, it was a small amount of vegetables but lots of noodles. Well, the meals for me so far have been rather tasty. I am used to eating rice anyway.
I met 2 local guys Jivan and Liva, they both came from University of Tulear and has been working for 3 months at ReefDoctor. We tried our best to communicate in English and I really like them.
Everybody, the interns and volunteers then all walked to Jose to have some beers and local food. Weirdly enough, the street food taste like Viet street food. I am still adjusting to the convo people are having because I am not so sure yet. Not my culture and all. I am catching up I guess.
Sunday, July 6, 2014
Getting to Ifaty village - 6/7/2014
Nadine and I arrived at Tulear airport earlier than expected. The flight was moved to 6.30am not 8.20. We cancelled out taxi picked up and hotel in Tana.
Funny enough, we met another woman name Caroline who lives on a boat in Tulear. She just went away for 3 months to have a baby in England. Now she returns homr with an adorable baby boy and her mother. The father will be seeing his son for the first time today.
We tried but couldnt contact the ReefDoctor of our whereabout. In the end we decided to wait until they come to pick us up.
The taxi guy was very persistent on getting us on his ride.
Finally, Lauren arrived to pick us up. I also met Cale and they took us on a tour of Tulear and what we could possibly get.
She then took us out for a nice lunch. Food is all they talk about here because of the apparently lack of food for their taste buds. Meals are simple rice, beans and vegetables. For me sound perfect!
We got on a puss-puss which is a cyclo in Vietnam. Locals use them a lot here as a transport method. The guy and I, Nadine with Laren. The two malagasy rode us to the taxi brousse stop. We got on the big taxi brousse which end up becoming way too over crowded. It is the usual way here because only one or two trip goes out sobthey try to get as many people as possible. We got drop off a 15 minutes walk from Ifaty and the Reef Doctor base so the next step was to carry our big backpack and walk to camp.
Both Nadine and I got assigned a room each. It is properly simple. We live in a dried leaves hut with a bed covered in mosquitoes net and the blanket which needed to be clean.
I unpacked my bags, had a shower for the first time for 2 days and a change of clothes after 4 days. Feeling refreshed!
There is no running water. We shower by carrying a bucket of water we pulled up from the well and the toilet equal to a hole in the ground with a lingering fragrance that is hard to forget.
I am meeting new people, a tad bid nervous myself.
The sunset is starting to imprint in my mind. It is absolutely beautiful here. The sunset on the horizon just across the horizon seem to eat up the sea so gracefully. The colour blend is an amazing scene, hard to forget.
Funny enough, we met another woman name Caroline who lives on a boat in Tulear. She just went away for 3 months to have a baby in England. Now she returns homr with an adorable baby boy and her mother. The father will be seeing his son for the first time today.
We tried but couldnt contact the ReefDoctor of our whereabout. In the end we decided to wait until they come to pick us up.
The taxi guy was very persistent on getting us on his ride.
Finally, Lauren arrived to pick us up. I also met Cale and they took us on a tour of Tulear and what we could possibly get.
She then took us out for a nice lunch. Food is all they talk about here because of the apparently lack of food for their taste buds. Meals are simple rice, beans and vegetables. For me sound perfect!
We got on a puss-puss which is a cyclo in Vietnam. Locals use them a lot here as a transport method. The guy and I, Nadine with Laren. The two malagasy rode us to the taxi brousse stop. We got on the big taxi brousse which end up becoming way too over crowded. It is the usual way here because only one or two trip goes out sobthey try to get as many people as possible. We got drop off a 15 minutes walk from Ifaty and the Reef Doctor base so the next step was to carry our big backpack and walk to camp.
Both Nadine and I got assigned a room each. It is properly simple. We live in a dried leaves hut with a bed covered in mosquitoes net and the blanket which needed to be clean.
I unpacked my bags, had a shower for the first time for 2 days and a change of clothes after 4 days. Feeling refreshed!
There is no running water. We shower by carrying a bucket of water we pulled up from the well and the toilet equal to a hole in the ground with a lingering fragrance that is hard to forget.
I am meeting new people, a tad bid nervous myself.
The sunset is starting to imprint in my mind. It is absolutely beautiful here. The sunset on the horizon just across the horizon seem to eat up the sea so gracefully. The colour blend is an amazing scene, hard to forget.
Night at Tana airport
After a long flight, we finally arrived at Tana airport. This would now be the beginning of a massive crowd queuing to get through immigration.
I was not wrong! I queued twice trying to get through and at the same time, trying to look out for Nadine. She waved to get my attention. What a relief it was to see her. I was so confused, they kept announcing my name but it was all spoken in French so I had absolutely no idea what they were saying. Even when I asked around for help. No one was able or willing to translate for me...
Immigration of Madagascar, well, lets just say they are not particularly organised. All 8 officers in one cubical, impressively dealing with a massive incoming crowed. Visa are issued in piles. We had to go paid and get a stamp from another stall before lining and handing in our passports all together with 10 other people.
I waited and waited. Hoping to see my passport again soon enough. Finally they handed back our passport with a visa each inside. We are now in Madagascar!
With relief, we wore our rucksack and walked out where a taxi driver was waiting for us. I still felt a little disoriented to be honest.
Lucky Nadine and I check on our domestic flight to Tulear. It was now earlier than the tickets we bought. We decided to stay instead of going to the hotel for only a few hours.
We are now watching Holand match over a bottle of Malagasy beer - the Three Horsesmen.
Its gonna be a long night and definitely getting colder...
I was not wrong! I queued twice trying to get through and at the same time, trying to look out for Nadine. She waved to get my attention. What a relief it was to see her. I was so confused, they kept announcing my name but it was all spoken in French so I had absolutely no idea what they were saying. Even when I asked around for help. No one was able or willing to translate for me...
Immigration of Madagascar, well, lets just say they are not particularly organised. All 8 officers in one cubical, impressively dealing with a massive incoming crowed. Visa are issued in piles. We had to go paid and get a stamp from another stall before lining and handing in our passports all together with 10 other people.
I waited and waited. Hoping to see my passport again soon enough. Finally they handed back our passport with a visa each inside. We are now in Madagascar!
With relief, we wore our rucksack and walked out where a taxi driver was waiting for us. I still felt a little disoriented to be honest.
Lucky Nadine and I check on our domestic flight to Tulear. It was now earlier than the tickets we bought. We decided to stay instead of going to the hotel for only a few hours.
We are now watching Holand match over a bottle of Malagasy beer - the Three Horsesmen.
Its gonna be a long night and definitely getting colder...
Saturday, July 5, 2014
On the road to Madagascar
Wow it is official. After having to queue twice at heathrow, I am not on the plane to Paris, the first leg of my trip to Tana, Madagascar.
I spent two days in London after going home (VN) for a short time. With a suitcase, I waited at RGS to see my sister and catch up before I go. I am liking this RGS membership. Great facilities, awesome lectures and a space to chill! Ms Stewart has kindly taken me in for a night before her camping trip. I had the most wonderful time in such a lovely home, felt well taken care of. We both ended up packing and unpacking our bags.
I woke up very early, despite having little sleep for the last few days. After breakfast, Ms Stewart showed me her little garden and her tomato plants. What an ecofriendly home - homegrown apple, veg...
We parted when her friends arrived to pick her up. It was actually the first time I wore my backpack and damn it was heavy.
This was the beginning of my adventure in London with a rucksack that is meant for Madagascar. I walked from Kings Cross to Chancerly Lane to meet someone whom I could not wait to see.
Ally is well and happy. In fact, she is doing impressively well. She got an internship for Capgemini and now an offical employee, working hard. She is even going to Uni part time. I am so incredibly happy she has found her passion doing the work she loves! Knowing who Ally is, I know she will devote herself to become successful and she really deserves the very very best.
It was the right time to catch up, a year later. We both found our passion. We both had time to grow up. Hearing Ally talks about her work, the incredible progress she has made in just on year, I am astonished and aw inspired. What a woman to watch out for!
We said our goodbye soon after, sadly with a promise to see each other again.
With my backpack, I continued walking to South Kensington, wait until I could get the tube to Heathrow.
A few days back, I was told that I would be travelling on the same flight as another volunteer to Madagascar. Over a few exchanges of emails, Nadine has kindly offered to let me stay with her in her hotel room.
Nadine was already waiting outside for me at the hotel. It is great to meet someone who shares that love for adventure and willing to take me in before the flight. Over dinner, she told me about her 18 months travel, living in Peru, New Zealand and more. It is actually very impressive to me. I want to do that too!
Anyway, I am now on the plane. Cant wait for the amazing experience to come!
I spent two days in London after going home (VN) for a short time. With a suitcase, I waited at RGS to see my sister and catch up before I go. I am liking this RGS membership. Great facilities, awesome lectures and a space to chill! Ms Stewart has kindly taken me in for a night before her camping trip. I had the most wonderful time in such a lovely home, felt well taken care of. We both ended up packing and unpacking our bags.
I woke up very early, despite having little sleep for the last few days. After breakfast, Ms Stewart showed me her little garden and her tomato plants. What an ecofriendly home - homegrown apple, veg...
We parted when her friends arrived to pick her up. It was actually the first time I wore my backpack and damn it was heavy.
This was the beginning of my adventure in London with a rucksack that is meant for Madagascar. I walked from Kings Cross to Chancerly Lane to meet someone whom I could not wait to see.
Ally is well and happy. In fact, she is doing impressively well. She got an internship for Capgemini and now an offical employee, working hard. She is even going to Uni part time. I am so incredibly happy she has found her passion doing the work she loves! Knowing who Ally is, I know she will devote herself to become successful and she really deserves the very very best.
It was the right time to catch up, a year later. We both found our passion. We both had time to grow up. Hearing Ally talks about her work, the incredible progress she has made in just on year, I am astonished and aw inspired. What a woman to watch out for!
We said our goodbye soon after, sadly with a promise to see each other again.
With my backpack, I continued walking to South Kensington, wait until I could get the tube to Heathrow.
A few days back, I was told that I would be travelling on the same flight as another volunteer to Madagascar. Over a few exchanges of emails, Nadine has kindly offered to let me stay with her in her hotel room.
Nadine was already waiting outside for me at the hotel. It is great to meet someone who shares that love for adventure and willing to take me in before the flight. Over dinner, she told me about her 18 months travel, living in Peru, New Zealand and more. It is actually very impressive to me. I want to do that too!
Anyway, I am now on the plane. Cant wait for the amazing experience to come!
Subscribe to:
Posts (Atom)